Thursday, November 8, 2007

Thiep Hong Bao Tin

Cả hai thuyền lạ phiêu trên biển
Bổng một ngày kia đổ một bờ
(Xuân Diệu)

Rồi se tơ kết tóc - giam nhau vào lòng thôi
(Phạm Duy)

Oui devant dieu
devant les hommes
Oui prends mes jours
je te les donne
Et plus que tout mieux que personne
Je t'aimerai toujours
Et je prierai toujours
(Maurice Tézé - J. Prieto)

Đây phút linh thiêng đã khởi đầu
(Hàn Mặc Tử)

The Prayer
Céline Dion - Andrea Bocelli

Monday, October 8, 2007

Đầu Năm Đinh Hợi Nói Chuyện....Trư Bát Giới




Đầu Năm Đinh Hợi nói chuyện...Trư Bát Giới
đồ khỉ gió

-Nếu Tôn Ngộ Không là người để cho chúng ta vị nể vì Tài Năng, vì Lý Trí; Đường Tam Tạng là người để chúng ta kính trọng vì tấm lòng Từ Bi và sự Quyết Tâm thì Trư Bát Giới là người gần gủi với chúng ta hơn hết, gần gủi với những khuyết điểm cũng như ưu điểm. Vì vậy khi đọc chuyện Tây-Du, nhân vật làm cho chúng ta Thương, Ghét, Cười, Giận, hay Bực mình chính là Trư Bát Giới mà thực sự cũng là hình ảnh của đại đa số con ngườI chúng ta trong cuộc sống. Bát Giới tánh tình tham mê nhục dục, thích rượu chè, nữ sắc, thích ăn uống và làm biếng, đâm thọt, thị phi… nhưng rất có tài xử dụng ngôn ngữ, biết dùng lời ngon ngọt, xảo trá để mê hoặc lòng người; lại biết đánh đúng vào yếu điểm tâm lý của người nghe, vì thế mà Đường tăng Tam Tạng ưa nghe theo… Bát giới là tập hợp những bản năng rất vật dục tầm thường nơi con người và là sự ngăn trở to lớn cho con đường hành đạo giải thoát.

Phiếm Luận Về Mắt Biếc

Nhân câu hỏi Mắt biếc màu gì trong phần Lời bàn của bài nhạc Mắt Biếc do bác VĐ post, ĐKG xin có bài bàn phiếm về Mắt Biếc.

a)-Màu Xanh:
Người Việt thường dùng màu xanh để diễn tả cái nghĩa bóng của tuổi trẻ, của hy vong, của thơ ngây tươi đẹp..mặc dù trong thực tế chỉ là màu đen.…vì thế trong thơ văn thường thấy những chữ như: xuân xanh, đầu xanh, tuổi xanh, tóc xanh.:


Phiếm Luân Về Lời Ca Trịnh Công Sơn - Phần Một



PHẦN MỘT : Trịnh Công Sơn, HỌA SĨ CỦA THI CA

Nghe nhạc Trịnh Công Sơn là đi vào thế giới của ông, một thế giới đặc thù riêng tư, thơ mông, giản dị nhưng phức tạp; thực tế nhưng trừu tượng. Điều lạ lung là mọi người đều tìm thấy tâm tư mình trong đó. Có một điểm chung nào đó giữa Trịnh Công Sơn và người thưởng ngọan khiến mọi người đều yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn ?. Dĩ nhiên không phải tất cả mọi người đều thích nhạc Trịnh Công Sơn, chỉ ở tầng lớp nào đó như sinh viên hay lứa tuổi thanh niên vào những năm trước 1975. Ông nổi tiếng đặc biệt do lời ca. Lời ca của ông xuất phát một cách giản dị, tự nhiên, dễ dàng và tiếng Việt dưới ngọn bút của ông như được mặc vào bộ áo quần mới, vì ngay cả những chữ rất cũ cũng có ý mới.

Phiếm Luận về Lời Ca Trịnh Công Sơn – Phần Hai


Phiếm Luận về Lời Ca Trịnh Công Sơn – Phần Hai:
CHỦ ĐỀ VÀ TRIẾT LÝ TRONG LỜI CA TRỊNH CÔNG SƠN

A)-CHỦ ĐỀ:
Trịnh Công Sơn đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục chính: Tình yêu - Thân phận - Quê hương.

I)-Tình yêu:
Tình yêu là một chủ đề lớn của Trịnh Công Sơn. Như nhiều nhạc sĩ khác, tình yêu trong nhạc Trịnh Công Sơn là cuộc tình nam nữ mong manh, cô đơn trong hien tạI tiếc nuốI cái đẹp đã qua.